Vì sao WordPress Admin chậm chạp? Cách khắc phục như thế nào?
WordPress Admin chậm chạp gây sự khó chịu cho người dùng. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách khắc phục tình trạng này.
Hầu hết mọi người đều tỏ ra khó chịu khi sử dụng một thiết bị nào đó có tốc độ truy cập chậm, “đơ toàn tập”. Đặc biệt, với những Admin đang cố gắng chỉnh sửa trang web của mình để phát triển dịch vụ, tiếp cận người dùng thì điều này càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, một SEOer chuyên nghiệp thì phải biết lí do dẫn đến tình trạng này là do đâu và có thể khắc phục bằng những cách nào.
Nếu bạn đang loay hình tìm ra giải pháp để thay đổi tình trạng WordPress Admin chậm chạp thì bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
- Download Microsoft Office 2016 Chạy mượt mà nhất
- Có nên nâng cấp laptop lên Windows 10 hay không?
- Thủ thuật giúp duyệt web nhanh và tăng cường bảo mật trên Windows
Lí do khiến WordPress Admin bị chậm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến WordPress Admin đơ, hay chậm chạp. Tuy nhiên, theo các kỹ thuật viên, có 8 lí do cơ bản sau đây:
1. WordPress Admin bị chậm do host quá tải hoặc thiếu tài nguyên
Thông thường, khi host quá tải hoặc thiếu tài nguyên, không được tối ưu hoá sẽ khiến cho WordPress Admin trở nên trì trệ. Lúc này, người dùng cần xem xét lại nhà cung cấp trang web để có được nguồn cung cấp tốt hơn.
2. WordPress Admin bị chậm do các plugin ngốn quá nhiều bộ nhớ
Một nguyên nhân khác thường gặp là khiến WordPress Admin bị chậm đó là do các plugin ngốn qúa nhiều bộ nhớ. Không hẳn là càng ít plugin sẽ càng làm cho tốc độ truyền tải thông tin nhanh mà ngay cả khi website chỉ dùng vài plugin nhưng chúng đều chiếm nhiều tài nguyên trên host thì cũng không thể khiến tình hình trở nên dễ chịu.
3. WordPress Admin bị chậm do PHP sử dụng phiên bản cũ
Theo các chuyên gia, khi website sử dụng PHP phiên bản cũ, chúng không chỉ khiến hiệu suất sử dụng kém đi mà còn gây ra những rủi ro về vấn đề an ninh.
4. Admin bị chậm do cơ sở dữ liệu không gọn gàng
Bạn có thể hình dung một website giống như một nhà kho, nếu chủ nhân của nó có thể sắp xếp hàng hoá một cách ngăn nắp, nhanh chóng cung cấp cho người dùng khi họ cần sẽ được đánh giá cao hơn. Ngược lại, nếu hàng hoá được bày lung tung, không có sự sắp xếp, bạn sẽ chẳng thể nào tìm và trả hàng cho khách trong một thời gian ngắn. Khi khách hàng tiếp theo, tiếp theo nữa đến, bạn vẫn không thể cung cấp cho họ. Kết quả là mọi thứ ùn tắc lại, và chủ nhân của chúng chẳng thể làm được gì trong khi khách hàng thì bỏ đi mất. WordPress cũng tương tự như thế.
5. WordPress Admin bị chậm do giới hạn bộ nhớ thấp
Lỗi giới hạn bộ nhớ là một lỗi phổ biến trong WordPress. Khi bộ nhớ quá thấp, host không thể chạy, từ đó khiến cho WordPress bị trì trệ.
6. WordPress Admin bị chậm do phải tải quá nhiều nội dung
Tương tự như trường hợp cơ sở dữ liệu không được sắp xếp gọn gàng, khi WordPress phải tải quá nhiều nội dung trong một thời điểm, chúng sẽ trở nên kiệt sức, mệt mỏi mà không thể đáp ứng mong muốn của người dùng.
7. WordPress Admin bị chậm do dùng các dashboard widget không cần thiết
Sự xuất hiện của các dashboard widget không cần thiết không chỉ khiến bảng quản trị widgets trở nên rối mắt mà chúng còn gây mất thời gian cho người dùng.
Cách khắc phục tình trạng WordPress Admin bị chậm
Để có thể tìm ra nguyên nhân khiến cho WordPress Admin chậm chạp, điều duy nhất bạn có thể làm là fix lỗi. Sau khi biết rõ nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng này, hãy áp dụng một trong các cách dưới đây để giúp WordPress Admin hoạt động với tốc độ tốt nhất.
1. Nâng cấp Host
Tất nhiên rồi, việc Host bị quá tải hay thiếu tài nguyên dẫn đến WordPress Admin bị lỗi thì giải pháp duy nhất là nâng cấp Host. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nâng cấp Host còn tiêu tốn nhiều tiền hơn nâng cấp Server. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này.
2. Dùng Query Monitor
Để có thể xác định chính xác xem Plugin có phải là nguyên nhân khiến WordPress Admin bị chậm hay không, bạn có thể sử dụng Query Monitor.
Đầu tiên, hãy cài đặt và kích hoạt “Query Monitor” sau đó, click vào mục “New Option” trong thanh công cụ để mở giao diện plugin rồi chuyển tới tab Queries by Computer và tìm kiếm plugin đang làm chậm website. Khi đó, bạn có thể lựa chọn giải pháp thay thể plugin hoặc deactive.
3. Thay đổi PHP
Nếu nguyên nhân website chậm là do PHP đã quá cũ thì việc thay thế một PHP mới là giải pháp duy nhất dành cho bạn. Với phiên bản mới này, website của bạn sẽ được cải tiến đáng kể về mặt hiệu suất làm việc.
Hiện nay, bản PHP mới nhất là PHP 7.3. Chúng có khả năng xử lý gấp 3 lần số lượng resquest/ giây so với bản PHP 5.6. Tuy nhiên, nếu server của bạn không hỗ trợ phiên bản này thì bạn cần suy nghĩ tới việc chuyển sang một nhà cung cấp khác.
4. Dọn dẹp dữ liệu
Khi trang web bị trì trệ do hệ dữ liệu không gọn gàng, cách khắc phục rất đơn giản. Bạn hãy loại bỏ những dữ liệu không sử dụng đến. Đồng thời sắp xếp các dữ liệu còn lại theo một trình tự rõ ràng.
Nếu bạn lo sợ việc xoá dữ liệu có thể làm ảnh hưởng tới website. Hãy sử dụng tab Database trong WP Rocket. Khi đó, bạn có thể thiết lập một trình tự động để dọn dẹp dữ liệu.
5. Tăng Memory Limit
Khi bộ nhớ PHP trở nên quá tải , hãy nghĩ tới việc tăng giới hạn bộ nhớ trong website. Trong trường hợp, host cho phép người dùng tự tăng giới hạn bộ nhớ. Điều bạn cần làm là sử dụng dòng lệnh: 1define(‘WP_MEMORY_LIMIT,,‘ 256M,); trên file wp-config.php.
Nếu host không cho phép người dùng tự tăng giới hạn bộ nhớ, bạn cần liên hệ với chuyên viên kỹ thuật để được giúp đỡ.
6. Giới hạn số lượng nội dung hiển thị với tính năng Screen Option
Một giải pháp khác dành cho người dùng trong trường hợp WordPress chậm do chúng phải tải quá nhiều nội dung đó là sử dụng tính năng Screen Option. Tính năng này cho phép người dùng kiểm soát thông tin hiển thị trên dashboard.
Thông thường, giá trị mặc định là 20 item/ per page. Tuy nhiên, nếu bạn thấy con số này là quá cao, hãy tắt chúng đi.
7. Vô hiệu hoá các Dashboard Widget không cần thiết
Để vô hiệu hoá các Dashboard Widget không cần thiết, người dùng nên sử dụng “Plugin Widget Disable”. Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí. Sau khi cài đặt, và kích hoạt, hãy vào mục “Appearance”, chọn “Disable Widgets”. Cuối cùng loại bỏ các widget không dùng đến.